Ngân hàng trung ương Canada Kinh tế Canada

Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương Canada là thực hiện chính sách tiền tệ nhằm "bảo toàn giá trị của đồng tiền bằng cách giữ cho lạm phát ở mức thấp và ổn định".[54][55]

Báo cáo chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương Canada đưa ra thông báo về tỷ giá ngân hàng của mình thông qua Báo cáo về Chính sách Tiền tệ được phát hành tám lần trong một năm.[55] Ngân hàng trung ương Canada vốn là một công ty nhà nước liên bang và chuyên chịu trách nhiệm về hệ thống tiền tệ của Canada.[56] Chính sách mục tiêu lạm phát chính là nền tảng của chính sách tài khóa và tiền tệ của Canada kể từ đầu những năm 1990, theo đó Ngân hàng trung ương Canada phải chịu trách nhiệm đặt ra mục tiêu lạm phát cho từng thời điểm cụ thể.[55][57] Mục tiêu lạm phát thích hợp được đặt ra là ở mức khoảng 2%. Ngân hàng trung ương luôn phải thiết lập một loạt các mục tiêu giảm lạm phát để giữ cho lạm phát "ở mức thấp, ổn định và có thể dự đoán được", qua đó giúp thúc đẩy "niềm tin của người dân vào giá trị của đồng tiền", góp phần xây dựng sự tăng trưởng bền vững, tăng việc làm và cải thiện mức sống ở Canada.[55]

Trong một tuyên bố ngày 9 tháng 1 năm 2019 về việc phát hành Báo cáo Chính sách Tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Stephen S. Poloz đã tóm tắt các sự kiện chính kể từ báo cáo tháng 10 trong đó có "hậu quả kinh tế tiêu cực" đến từ cuộc Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Để đối phó với cuộc chiến thương mại đang diễn ra, "lợi tức trái phiếu được cắt giảm, đường cong lợi suất thậm chí còn trở lên phẳng hơn và thị trường chứng khoán đã được định giá lại một cách đáng kể" so với "thị trường tài chính trên toàn cầu". Tại Canada, giá dầu thấp sẽ tác động đến "triển vọng kinh tế vĩ mô" của Canada kèo theo khu vực nhà ở cũng trở lên bất ổn định một cách nhanh chóng như dự đoán.[58]

Mục tiêu lạm phát

Trong thời kỳ John Crow còn nắm giữ vị trí Thống đốc Ngân hàng Canada giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1994 đã xảy ra cuộc suy thoái trên toàn thế giới và khiến lãi suất chiết khấu ngân hàng tăng lên khoảng 14% và tỷ lệ thất nghiệp lên đến 11%.[56] Mặc dù kể từ thời điểm đó, lạm phát mục tiêu đã được "hầu hết các ngân hàng trung ương tiên tiến trên thế giới" áp dụng,[59] vào năm 1991, nó đã được đổi mới và Canada là nước áp dụng sớm nhất khi Bộ trưởng Tài chính lúc bấy giờ là Michael Wilson đã phê duyệt mục tiêu lạm phát đầu tiên được thiết lập trong ngân sách liên bang do ngân hàng trung ương Canada phát hành năm 1991.[59] The inflation target was set at 2 per cent.[55] Lạm phát được đo lường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Năm 2011, Chính phủ Canada và Ngân hàng trung ương Canada đã kéo dài chính sách mục tiêu lạm phát của Canada đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.[55] Ngân hàng trung ương Canada sử dụng ba công cụ để đạt được mục tiêu lạm phát: "một tuyên bố rõ ràng về lộ trình của tỷ lệ lạm phát trong tương lai", nới lỏng định lượngnới lỏng tín dụng.[60]

Kết quả là lãi suất và lạm phát cuối cùng đã giảm xuống cùng với giá trị của đồng đô la Canada.[56] From 1991 to 2011 the inflation-targeting regime kept "price gains fairly reliable".[59]

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007–08, chiến lược tập trung tối đa vào chính sách mục tiêu lạm phát là phương tiện giúp nền kinh tế Canada tăng trưởng ổn định bị đưa vào nghi vấn. Đến năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada lúc bấy giờ Mark Carney lập luận ngân hàng trung ương nên cho phép mục tiêu lạm phát được trở nên linh hoạt tùy vào các tình huống cụ thể mà có thể sẽ mất nhiều thời gian "so với khoảng thời gian từ sáu đến tám quý thông thường để quay trở lại mức lạm phát 2% ".[59]

Vào ngày 15 tháng 7 năm 2015, Ngân hàng trung ương Canada thông báo rằng họ đang giảm mục tiêu của lãi suất qua đêm thêm một phần tư điểm phần trăm, xuống còn 0,5 phần trăm[61] "để kích thích một nền kinh tế dường như đã không thể phục hồi sau thảm họa giá dầu trao đảo đã kéo cả nền kinh tế đi xuống trong quý đầu tiên".[62] Theo thông báo của Ngân hàng trung ương Canada, trong quý đầu tiên của năm 2015, lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào khoảng 1% và điều này đã phản ánh đúng với thực trạng "giá năng lượng tiêu dùng giảm hàng năm". Lạm phát cơ bản trong quý đầu tiên của năm 2015 là khoảng 2% với xu hướng lạm phát cơ bản vào khoảng 1,5 đến 1,7%.[61]

Giải thích cho động thái điều chỉnh tỷ giá ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Ngân hàng Trung ương Canada, Thủ tướng Stephen Harper cho biết nền kinh tế quốc gia "đang bị kéo xuống bởi các yếu tố đến từ bên ngoài đất nước như giá dầu toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và kinh tế Trung Quốc suy thoái "khiến nền kinh tế toàn cầu đang trở nên "mong manh".[63]

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất khoảng 3 nghìn tỷ đô la Mỹ vào tháng 7 năm 2015 khi các nhà đầu tư trở nên hoảng sợ và liên tục bán tháo cổ phiếu tạo ra sự sụt giảm trên thị trường hàng hóa, từ đó tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu tài nguyên như Canada.[64]

Ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng trung ương vào lúc này là giữ lạm phát ở mức vừa phải[65] và theo một phần của chiến lược đó, lãi suất đã được giữ ở mức thấp trong gần bảy năm. Kể từ tháng 9 năm 2010, các loại lãi suất chủ chốt (lãi suất qua đêm) được dữ ở mức 0,5%. Vào giữa năm 2017, lạm phát vẫn dưới mức mục tiêu 2% của Ngân hàng (1,6%)[66] phần lớn là do chi phí năng lượng, thực phẩm và ô tô đồng loạt giảm, mặc dù vậy nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng GDP dự đoán là 2,8% vào cuối năm.[67][68] Vào đầu ngày 12 tháng 7 năm 2017, ngân hàng đã đưa ra một tuyên bố rằng lãi suất chuẩn sẽ được tăng lên 0,75%.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Canada http://ats.agr.ca/stats/4141_e.pdf http://www.apcfnc.ca/en/fisheries/resources/Aborig... http://www.bankofcanada.ca/2015/07/fad-press-relea... http://www.bankofcanada.ca/rates/indicators/key-va... http://www.bankofcanada.ca/wp-content/uploads/2010... http://www.bankofcanada.ca/wp-content/uploads/2015... http://www.cbc.ca/news/business/story/2011/02/23/c... http://www.dfo-mpo.gc.ca/aquaculture/ref/stats/aqu... http://www.ec.gc.ca/soer-ree/English/Indicators/Is... http://www.fin.gc.ca/ec2006/ec/eca1e.html